Các làng nghề có đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề khiến nhu cầu tìm chốn an cư mới với môi trường sống “xanh” của người dân nơi đây trở thành xu hướng tất yếu và thiết thực.
Người dân làng nghề cần một môi trường sống “xanh”, trong lành
Theo thống kê, hiện nay cả nước có trên 5.400 làng nghề trong đó có 1.800 làng nghề và làng nghề truyền thống được công nhận. Trong đó có 60% làng nghề tập trung ở phía Bắc như: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định,… Sự phát triển của các làng nghề đã đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương trong đó điều dễ thấy nhất là khâu giải quyết việc làm. Hiện làng nghề đã thu hút hơn 11 triệu lao động, khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn…
Tuy nhiên, một vấn đề nan giải là có đến 46% số làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng, đặc biệt về nguồn nước và hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đời sống của người dân. Trước bối cảnh tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, không khó để nhận thấy nhu cầu tìm một chốn an cư mới có không khí trong lành của người dân nơi đây ngày càng tăng cao.
Theo khảo sát, nhu cầu an cư của người dân làng nghề xoay quanh 3 yếu tố chính đó là: môi trường sống trong lành, tiện ích hiện đại và tiềm năng sinh lời hấp dẫn. Bởi trước hết họ muốn người thân của mình được sinh sống, làm việc và học tập trong môi trường tốt nhất, thoát ly khỏi sự ô nhiễm của làng nghề. Đồng thời, với thu nhập cao, người dân làng nghề mong muốn sở hữu nơi ở có tiện ích hiện đại để hưởng thụ cuộc sống. Bên cạnh đó với tâm lý “ăn chắc mặc bền” của người Việt thì khi mua nhà, họ vẫn mong muốn tiềm năng gia tăng giá trị từ chính ngôi nhà của mình.
Đâu là lựa chọn tối ưu của người dân làng nghề?
Để thoát khỏi sự ô nhiễm của các làng nghề làm ảnh hướng đến chất lượng cuộc sống mà vẫn đảm bảo các tiêu chí: môi trường sống trong lành, tiện ích hiện đại và tiềm năng sinh lời hấp dẫn, người dân đang có xu hướng chuyển đến các khu vực lân cận, nơi có các dự án có môi trường sống xanh.
Đặc biệt hơn, các dự án này hình thành các con phố mua sắm với loại hình shophouse có thể phục vụ nhu cầu buôn bán, quảng bá và phát triển sản phẩm làng nghề của người dân. Giá trị căn hộ ở đây cũng ẩn chứa tiềm năng tăng giá trị khi sở hữu tiện ích đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường, bởi người dân ngày càng có yêu cầu cao về chất lượng cuộc sống, họ cần một nơi để hưởng thụ, nghỉ ngơi sau những thời gian làm việc vất vả.
Bên canh đó, cơ sở hạ tầng hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt là ở phía Bắc nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống được đầu tư đồng bộ, ngày càng nhiều các tuyến đường được hình thành cùng với nhiều quốc lộ, cao tốc lớn thì việc di chuyển của người dân từ làng nghề đến các vùng lân cận vô cùng thuận tiện.
Có thể nói các dự án sống xanh, các khu đô thị văn minh đang là xu hướng của người dân làng nghề nói riêng và của người có lối sống hiện đại, hưởng thụ nói chung.
Nguồn: Tổng hợp