Vì sao nhà đầu tư vẫn “ùn ùn” rót tiền vào bất động sản?

So với các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán hay ngoại tệ, đầu tư vào nhóm bất động sản được đánh giá là đem lại hiệu quả cao và có tính an toàn hơn.

 

Bất động sản là kênh đầu tư chiếm ưu thế

 

Số liệu thống kê từ Hội Môi giới Bất động sản, CBRE, Savills cho thấy, giá trị của các loại hình bất động sản đều tăng qua các năm.

 

Cụ thể, trong giai đoạn từ 2004 – 2006, và đặc biệt là năm 2007 được đánh giá là giai đoạn phát triển “nóng” nhất của thị trường bất động sản Việt Nam. Trong năm 2007, một số khu vực tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã tăng giá tới 300% so với năm 2004.

 

Trong giai đoạn từ năm 2008 – 2013, thị trường bất động sản bước vào giai đoạn suy thoái và hồi phục dần vào năm 2014. Từ đó cho tới nay, giá của nhiều loại bất động sản như: chung cư, nhà đất, biệt thự… trên thị trường đều tăng giá.

 

Theo nghiên cứu của Hội môi giới bất động sản Việt Nam, phân khúc chung cư từ bình dân tới trung cấp trong năm 2017 tăng bình quân 5 – 6% so với năm 2016.

 

Trong khi đó, nghiên cứu của CBRE Việt Nam, phân khúc cao cấp và hạng sang trong năm 2018 ghi nhận mức tăng vào khoảng 8 – 9% so với năm trước. Loại hình nhà ở trung cấp, bình dân gần như ít biến động, chỉ những dự án đẹp mới có mức tăng tầm 1 – 3%.

 

Tương tự, theo số liệu mới đây được Bộ Xây dựng công bố, tại Hà Nội, giá chung cư tăng bình quân 0,54% so với năm 2018. Trong đó, căn hộ cao cấp tăng 0,44%, căn hộ trung cấp tăng 0,94%, căn hộ bình dân tăng 1,94% và nhà ở riêng lẻ tăng 3,01%.

 

Trong khi đó, giá chung cư tại TP.HCM trong năm 2019 tăng bình quân 3,52% so với năm trước. Trong đó, phân khúc cao cấp tăng 3%, trung cấp tăng 3,66%, căn hộ bình dân tăng 3,75% và nhà ở riêng lẻ tăng 8,99% so với cùng kỳ năm 2018.

 

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản Việt Nam nói chung có tính chất rất “lạ” so với thế giới là luôn tăng qua các năm.

 

Chính vì vậy, bất động sản là kênh đầu tư an toàn nhất và đem lại lợi nhuận cao nhất so với các kênh đầu từ khác như chứng khoán, vàng hay ngoại tệ. Theo các chuyên gia kinh tế, có rất nhiều yếu tố khiến giá trị bất động sản luôn tăng tịnh tiến qua các năm, trong đó yếu tố chính là do cầu vượt cung.

 

Dưới góc độ của thị trường, nền kinh tế của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, thu nhập của người dân ngày càng tăng cao khiến cho nhu cầu nhà ở cũng tăng theo. Bên cạnh đó, dân số cũng tăng chóng mặt từ 88,47 triệu người vào năm 2010 lên 92,9 triệu người vào năm 2019, tuy nhiên đất đai lại không “nở” ra.

 

Hiện nay, nguồn cung từ các dự án chung cư, khu đô thị đang hạn chế. Đặc biệt, trong năm 2019, nhiều dự án bất động sản bị đình trệ do công tác rà soát, thanh kiểm tra của cơ quan chức năng. Như vậy, khi cầu vượt cung, sẽ khiến giá trị bất động sản tăng nhanh. Đối với nhà ở là đất nền, hoặc nhà ở riêng cũng hạn chế về số lượng và ngày càng mở rộng ra khu vực ngoại thành, ven đô.

 

Bên cạnh yếu tố cung – cầu, giá trị bất động sản ngày càng tăng một phần là do các khoản thuế/ phí liên quan tới đất đai hoặc vật liệu xây dựng, sắt, thép, xi-măng cũng tăng giá theo từng thời điểm.

 

Ngoài ra, một số yếu tố khác như các giải pháp tài chính ngày càng linh hoạt, tạo điều kiện cho đầu cơ bất động sản phát triển, hoặc tâm lý trữ đất làm tài sản…

 

Theo Dân trí

Landora Aroma Bắc Ninh TNR The Nosta
1 thành viên thuộc Landora

Golf view Luxury Apartment Đà Nẵng

Tuyển dụng phú quý land

Pql