Đất ven biển duyên hải miền Trung tạo nên “cơn sóng” hút dòng tiền nhà đầu tư

Sau Tp.HCM và Hà Nội, thị trường bất động sản (BĐS) đang chứng kiến làn sóng săn đất nền ven biển. Giá trị đầu tư vừa phải cùng với tiềm năng tăng giá đang khiến phân khúc này có sức hút với các nhà đầu tư.

 

 

Đất nền ven biển nhiều khu vực, đặc biệt là dọc biển miền Trung đang là kênh đầu tư bất động sản được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng. Nhu cầu lớn, trong khi nguồn cung không nhiều, khiến khá nhiều dự án ven biển có biên độ tăng giá nhanh. 

 

Theo phân tích của chuyên gia, dù BĐS ở đô thị hay ven biển đều có quy luật phát triển của nó, và điểm chung là khi nhu cầu càng gia tăng thì giá trị sử dụng, khai thác càng lớn. Đến khi cầu lớn hơn cung thì giá tăng cao trở thành quy luật của thị trường. Với phân khúc BĐS liền thổ ven biển gần đây có sự phát triển vượt bậc là xuất phát từ nhu cầu và yếu tố khai thác quá lớn.

 

Nhìn lại khoảng 10 năm trước đây, tại những cung đường ven biển mà cụ thể là các cung đường tại các Thành phố du lịch của miền Trung như Nha Trang, Đà Nẵng, Quy Nhơn…giá đất còn khá thấp như đường Võ Nguyên Giáp của của Đà Nẵng, hay đường Xuân Diệu của Quy Nhơn giá đất chỉ nằm quanh mức vài chục triệu đồng/m2, thậm chí thấp hơn. Song những cung đường này ngày càng khan hiếm và trở thành tài sản trị giá triệu đô, thậm chí tỉ đô khi được phát hiện, tôn tạo và khai thác đúng cách… và theo thống kê có những khu ven biển nằm trong các vịnh biển đắt lên đến gấp hàng chục lần so với trong đất liền.

 

Có nhiều yếu tố hỗ trợ cho khai thác giá trị BĐS ven biển. Nguyên nhân chính là đến từ sự phát triển hạ tầng liên vùng từ đường bộ, đến đường hàng không, cũng như đời sống người dân nâng cao, từ đó nhu cầu trải nghiệm du lịch đến các vùng miền cũng gia tăng. Đây là nguyên tố đánh thức nhiều vùng đất biển có triển vọng nhưng bị ngủ quên hiện đang thức giấc.

 

Nhờ sự tăng trưởng của ngành du lịch không khói, theo các chuyên gia, BĐS ven biển không đơn thuần chỉ là sản phẩm để đầu tư lướt sóng mà như một tài sản tích luỹ

 

Theo ông Nguyễn Hoàng Sơn, Phó tổng giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị doanh nghiệp bất động sản, sở dĩ BĐS liền thổ tại các trục đường ven biển hiện nay trở nên vô giá là nhờ yếu tố khai thác có giá trị quá lớn, được ví như “gà đẻ trứng vàng”, nên ai đã sở hữu đều không bán lại, phần lớn những người đang sở hữu được đất nền ven biển tại các trục đường đắt giá nhờ nắm được cơ hội từ trước. 

 

“Cơ hội cũng sẽ có như vậy tại các khu vực ven biển phát triển mới, nơi có nguồn cung mới có thể tiếp cận và dư địa phát triển nhiều để đón đầu cho một xu hướng mang tính tất yếu. Chính vì vậy, giá đất nền ven biển luôn có sức hút lớn và thường có biên độ tăng giá cao, ông Sơn phân tích.

 

Theo các chuyên gia, tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam sáng giá nhờ tiềm năng du lịch biển, tới đây lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng như khách nội địa sẽ còn tăng thêm. Ngành công nghiệp không khói dự báo trở thành thế mạnh của Việt Nam trong tương lai. Liên tục trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn chứng kiến lượng khách du lịch quốc tế tăng cao, trong đó những vùng đất nào có biển đẹp, hạ tầng kết nối tốt đều lọt vào tầm ngắm của du khách.

 

Theo một khảo sát CBRE Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2018 lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12,8 triệu lượt, tăng 22,4% so với cùng kỳ 2017 – mức tăng trưởng hàng đầu châu Á, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2019, du khách quốc tế đến Việt Nam đạt xấp xỉ 8,5 triệu lượt (tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018). Vậy cho nên, theo phân tích của giới chuyên gia, với khả năng sinh lợi từ khai thác đầu tư, BĐS ven biển không đơn thuần chỉ là sản phẩm để đầu tư lướt sóng mà như một tài sản tích luỹ.

 

Theo Trí thức trẻ 

Landora Aroma Bắc Ninh TNR The Nosta
1 thành viên thuộc Landora

Golf view Luxury Apartment Đà Nẵng

Tuyển dụng phú quý land

Pql